dự án cầu phước khánh

 - Khu công nghiệp địa phương (Phú Thạnh – Vĩnh Thanh):

  + Khu công nghiệp giai đoạn I 50 ha có 11 dự án được UBND tỉnh giới thiệu địa điểm, với tổng diện tích 35,55 ha.

  + Khu công nghiệp giai đoạn II 44 ha có 16 dự án được UBND tỉnh giới thiệu địa điểm, với tổng diện tích 23,33 ha.

Hiện nay có 3 nhà máy đang đi vào hoạt động.

- Ngành TTCN trong những năm qua tiếp tục phát triển, đến cuối năm 2005 trên địa bàn huyện đã có 980 cơ sở hoạt động trên các ngành nghề: gia công cơ khí, hàn tiện, xay xát, làm bún, sản xuất bánh mì, sản xuất VLXD ... Giá trị sản xuất TTCN thực hiện năm 2005 là 102 tỷ đồng, đạt kế chỉ tiêu kế hoạch và bằng 135,3% cùng kỳ.

- Chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010 tiếp tục thu hút và tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào khu công nghiệp tập trung và khu công nghiệp địa phương.

II/Thương mại - Dịch vụ

- Hoạt động dịch vụ trên địa bàn huyện trong những năm qua chủ yếu do các hộ kinh doanh cá thể đảm nhận. Hiện trên địa bàn có 2.932 hộ đăng ký kinh doanh trên các lĩnh vực với tổng số vốn đăng ký 83.412.000.000 đồng.

- Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ theo quyết định số 2204/QĐ.CT.UBND ngày 20/6/2005 của UBND tỉnh trên địa bàn huyện Nhơn Trạch có 11 chợ loại 3 và 1 chợ loại 2, hiện chợ loại 2 (chợ Đại Phước) đang xây dựng. Sửa chữa nâng cấp gồm 5 chợ: Phước Thiền (2007), Phước Khánh (2006 ), Phú Thạnh (2007), Phú Đông (2007), Phước An (2008).

- Chợ phải di đời xây dựng tại vị trí khác gồm chợ Đại Phước do DNTN Huỳnh Minh làm chủ đầu tư tại xã Đại Phước trên diện tích 3,2 ha và chợ ấp 1 Long Thọ do công ty TNHH An Thạnh làm chủ đầu tại vị trí đường Hương Lộ 19 xã Long Thọ trên diện tích 2,16 ha. 02 dự án trên đang triển khai thi công.

- Tiếp tục đầu tư vào các trung tâm thương mại đã được phê duyệt quy hoạch gồm:

  + Khu trung tâm ngã tư Hiệp Phước do công ty TNHH dịch vụ kinh doanh thương mại Dân Xuân đầu tư xây dựng trên diện tích 20 ha.

  + Khu thương mại du lịch chợ đầu mối tại xã Long Thọ trên diện tích 6,98 ha, do công ty quản lý và phát triển nhà quận 5.

  + Khu trung tâm thương mại phục vụ công nghiệp tại khu công nghiệp III xã Phú Hội trên diện tích 16 ha do công ty Tín Nghĩa đầu tư.

- Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu theo quyết định số 1867/QĐ.CT.UBT ngày 27/6/2003 của UBND tỉnh phê duyệt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch có 34 điểm kinh doanh xăng dầu, hiện nay đã có 15 doanh nghiệp đã chính thức đi vào hoạt động trong lĩnh vực này.

III/Nông nghiệp

   Lĩnh vực nông nghiệp trong những năm qua không ngừng phát triển, gắn với việc xây dựng nông thôn mới, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 4,2%, nếu tính cả nông – lâm – thủy sản đạt mức tăng bình quân 7%. Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 30,4% (năm 2000) lên 37,68% (năm 2005).

   Lĩnh vực trồng trọt mặc dù diện tích đất sản xuất ngày càng giảm, do yêu cầu của công tác quy hoạch xây dựng khu công nghiệp tập trung và công tác quy hoạch đô thị (so với năm 2000 diện tích đất nông nghiệp đã giảm 4.933 ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp), nhưng nhờ tập trung đầu tư cho công tác phục vụ nông nghiệp như thủy lợi, công tác chuyển giao KHKT. Đồng thời tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng bố trí cơ cấu phù hợp với đặc điểm tự nhiên của từng tiểu vùng và theo yêu cầu của thị trường. Trong 5 năm qua đã chuyển đổi 1.669 ha đất lúa 1 vụ kém hiệu quả sang cây mía, mì, rau các loại, dứa, cây ăn trái. Nhờ đó năng suất các loại cây trồng  tăng (lúa tăng từ 31,8 tạ/ha lên 36 tạ/ha, mì tăng từ 15,5 tấn/ha – 24 tấn/ha, mía từ 68,46 tấn/ha – 76,1 tấn/ha).

   Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện còn chủ trương đầu tư phát triển các vùng nông sản hàng hoá tập trung để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đã hình thành các vùng chuyên canh mía (2100 ha), lúa chất lượng cao (1700 ha), mì (1500 ha), dứa (214 ha), cây ăn trái (887 ha), rau các loại (100 ha). Từ đó diện tích đất hoang hoá đã giảm từ 2000 ha xuống còn 307 ha.

   Lĩnh vực chăn nuôi tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng trưởng bình quân hàng năm là 8,8%. Năm 2005 đàn heo của huyện đạt 36776 con tăng 1,88 lần so với năm 200, đàn bò 5676 tăng 1,12 lần. Đàn gia cầm giảm so với năm 2000 do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, năm 2005 chỉ còn 123000 con. Một số vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao cũng được phát triển ở một số trang trại như cá sấu 314 con, đà điểu 100 con.

   Diện tích nuôi thủy sản toàn huyện đạt 1497 ha, tăng 802 ha so với năm 1995, chủ yếu phát triển nuôi tôm sú theo phương thức thâm canh và quảng canh cải tiến. Đồng thời phong trào nuôi tôm càng xanh cũng được phát triển ở các xã ven sông Đồng Nai, sản lượng thủy sản đạt 3180 tấn, tăng 3,5 lần so vói năm 1995.

   Kinh tế trang trại đã phát triển đến năm 2005 có 209 trang trại tăng 50 trại so năm 2000, chủ yếu là trang trại nuôi trồng thủy sản 156, trang trại chăn nuôi 28, thu nhập bình quân hàng năm 73 triệu/ha/trang trại.

   Kinh tế tập thể có 8 HTX và 24 tổ KTHT, các tổ hợp tác được hình thành đã giúp các tổ viên hỗ trợ nhau trong sản xuất, giúp đỡ nhau vượt khó, thông qua mô hình này các tổ viên đã tiếp cận với các mô hình sản xuất đạt hiệu quả hơn.

IV. Lâm nghiệp:

   Tổng diện rừng hiện có 6536 ha, trong đó rừng ngặp mặn là 4713 ha, rừng trồng cạn 1882 ha. Độ che phủ rừng đạt 28,50%.

   Chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp đến 2020: Năm 2020 huyện Nhơn Trạch sẽ là đô thị mới, với qui mô xây dựng đô thị là 23000 ha, cơ cấu kinh tế là CN – DV – NN, trong đó tỷ trọng nông nghiệp chiếm khoảng 10 – 15% GDP. Với quy hoạch đô thị mới Nhơn Trạch năm 2020 phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng CNH kết hợp dịch vụ du lịch, sản xuất rau xanh đáp ứng nhu cầu về chất lượng của dân cư đô thị, phát triển nghề trồng hoa cây cảnh, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, cơ giới hoá nông ngiệp giải quyết tình trạng thiếu lao động trong nông nghiệp.Trên cơ sở đó năm 2020 sản xuất nông nghiệp được bố trí cụ thể như sau:

   Khu vực phát triển cây công nghiệp ngăn ngày: diện tích 1000 ha, tập trung ở Ông Kèo.

   Khu vực phát triển cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái: diện tích 700 ha, gồm các xã Phú Đông, Phước Khánh, ở vị trí từ cầu cháy đến đập Ông Kèo, cách sông Ông Kèo 600 m về hướng đông. Trên cơ sở diện tích cây ăn trái đã phát triển ở khu vực này, mở rộng loại hình dịch vụ du lich sinh thái.

   Diện tích 2000 ha gồm các xã Phú Hội, Phước Thiền, Long Thọ bố trí phát triển và trồng mới các loại cây ăn trái đặc sản của địa phương (sầu riêng, dâu, bưởi, chôm chôm ... ) phục vụ du lịch vườn.

   Khu vực sản xuất rau xanh diện tích 235 ha, tập trung ở Phú Đông và Vĩnh Thanh.

   Khu vực sản xuất nông nghiệp đô thị: Sản xuất các loại hoa lan, cây cảnh với diện tích 80 ha. Nằm xen trong khu dân cư ở các xã Long Tân, Phú Hội, Phước An.

   Khu vực nuôi trồng thủy sản kết hợp bảo vệ rừng: Trồng rừng ngập mặn với mục đích phòng hộ và bảo vệ môi trường ở Long Thọ, Phước An với diện tích 5000 ha. Trong đó tận dung mặt nước hà lãng không phù hợp với phát triển rừng để nuôi trông thủy sản, kết hợp bảo vệ rừng, tổ chức nuôi động vật hoang dã kết hợp mỡ rộng mô hình dịch vụ du lịch sinh thái.

This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free